Ép cọc bê tông máy Tải Sắt 70 tấn cho nhà từ 2 đến 5 tầng. Giá thành hợp lý, chất lượng là điều chúng tôi hướng tới.
Mong muốn đem đến cho khách hàng chất lượng thi công tốt nhất và đảm bảo được tải trọng yêu cầu.
Chuyên nhận ép cọc bê tông 250×250 hoặc D300 bằng giàn máy ép cọc Tải Sắt từ 70 tấn đến 100 tấn. Thi công từ những công trình nhà 1 đến 5 tầng cho đến biệt thự, nhà xưởng.
Giàn máy ép cọc Tải Sắt là loại giàn ép chuyên dụng và phổ biến nhất cho các công trình nhà dân dụng.
Đặc điểm cấu tạo của một bộ giàn máy ép cọc Tải Sắt
Giàn máy Ép Tải Sắt là một trong những giàn máy ép chuyên dụng phổ biến nhất trong việc thi công nền móng nhà dân dụng.
Cấu tạo một bộ giàn máy Ép cọc Tải Sắt 70 tấn bao gồm một số bộ phận chính sau:
- Xe cẩu 5 tấn: Cẩu và di chuyển, lắp đặt thiết bị, cọc bê tông trong khu vực thi công.
- Các khối Tải Sắt: là các khối Tải đối trọng bằng sắt đặc, tổng trọng lượng tải sắt và giàn máy là tải trọng ép tối đa của giàn máy.
- Máy Ép: là máy dùng để tạo lực ép thủy lực truyền đến xylanh thủy lực ép cọc ở tháp ép cọc.
- Tháp ép cọc: là thiết bị giữ, dẫn hướng và ép cọc
- Dầm giàn ép: là khung sắt chứa các khối tải sắt, liên kết tải sắt đối trọng cố định với tháp ép.
Ngoài ra, còn một số thiết bị nhỏ khác phục vụ thi công ép cọc. Như các chi tiết sắt kết nối, dây điện, máy hàn, cây ép âm.
Cách hoạt động của giàn máy ép Tải Sắt
Giàn máy ép cọc Tải Sắt có đối trọng ép là các khối sắt đặc được đặt 2 bên khung dầm giàn. Thay vì sử dụng các khối bê tông như giàn Tải Bê Tông hay khoan Neo xuống lòng đất như giàn ép Neo.
Ưu điểm lớn nhất của giàn máy Tải Sắt là Tải trọng cao và nhỏ gọn hơn giàn Tải bê tông. Để phù hợp với những công trình nhà dân có diện tích thi công nhỏ mà giàn tải bê tông không thi công được.
Sau khi chuẩn bị mặt bằng thi công tương đối bằng phẳng và vận chuyển máy tới công trình thì công việc thi công ép cọc bắt đầu:
Công tác lắp đặt giàn máy
Đầu tiên, xe cẩu sẽ vận chuyển khung dầm giàn vào vị trí tim cọc ép. Tiếp tục vận chuyển các khối Tải Sắt lắp đặt vào khung dầm giàn. Xếp chồng các khối sắt cho đến khi đủ tải trọng yêu cầu của giàn máy.
Nguyên tắc xếp Tải Sắt và canh vị trí được tính toán để vừa đảm bảo được tải trọng thiết kế và an toàn thi công.
Sau khi xếp Tải thì xe cẩu sẽ tiếp tục di chuyển tháp ép, kết nối tháp ép cọc cố định với khung dầm giàn. Kết nối tháp ép với máy ép (máy tạo lực ép thủy lực).
Cọc bê tông sẽ được vận chuyển và đưa vào trong lòng tháp ép. Hoàn thành công tác lắp đặt.
Công tác ép cọc BTCT xuống sâu dưới lòng đất
Sau khi lắp đặt giàn máy xong thì tiến hành khởi động máy ép và ép cọc sâu xuống lòng đất cho đến khi đạt được tải trọng yêu cầu.
Nhận biết cọc đạt tải bằng cách quan sát đồng hồ áp suất trên máy. Hoặc có thể nhận biết bằng cách thấy khung dầm giàn nhấc nhẹ lên khỏi mặt đất.
Trường hợp ép xuống hết 1 đoạn cọc mà chưa đủ tải thì tiến hành đưa cọc tiếp theo vào hàn nối đầu. Sau đó tiếp tục ép cho đến khi đạt đủ tải, chạm đến tầng đất cứng chịu lực dưới lòng đất.
Sau khi cọc ép đã đạt đủ tải thì sẽ xác định tổng độ sâu cọc đã ép và vận chuyển cọc cho các tim còn lại theo độ sâu cọc đã ép và tính toán.
Tiến hành lắp đặt lại giàn máy qua tim cọc khác và ép cọc cho đến khi hoàn thành.
Loại cọc thường sử dụng với giàn máy ép Tải Sắt
Có 4 loại cọc thường được sử dụng chung với giàn ép cọc Tải Sắt công trình nhà dân dụng.
Đó là cọc bê tông vuông 200×200, 250×250, 300×300 và cọc bê tông ly tâm D300.
Tuy nhiên, khu vực miền Nam chủ yếu sản xuất và thi công cọc bê tông vuông 250×250 và cọc bê tông ly tâm D300.
Cọc BTCT vuông 250×250 Việt-Nhật:
Là loại cọc có thể nói là thông dụng nhất khi thi công các công trình nhà dân, nhà phố khu vực miền Nam.
Cọc có kích thước 25x25cm, chiều dài cọc có các loại từ 3m, 4m, 5m, 6m và 7m.
Sắt chủ bao gồm 4 cây sắt phi 16 Việt – Nhật, bản mã đơn hoặc bản mã sắt hộp.
Bê tông cấp phối đại trà mác M250, M300 cho khả năng chịu lực tối đa lên tới 90 tấn.
Cọc bê tông ly tâm D300:
Là loại cọc hình tròn có đường kính D300mm. Sản xuất tại nhà máy lớn.
Chiều dài cọc từ 6m đến 12m. Sắt chủ bao gồm 6 đến 9 cây phi 7.1 (tùy loại).
Sử dụng công nghệ quay ly tâm hiện đại, mác bê tông từ M600 đến M800.
Thường lựa chọn sử dụng cho các công trình nhà nhiều tầng có tải trọng cao, biệt thự, nhà xưởng.
Xem thêm các bài viết tư vấn ép cọc tại đây.
Công trình dùng ép cọc bê tông máy Tải Sắt 70 tấn
Phương pháp ép cọc bê tông bằng giàn máy Tải Sắt 70 tấn phù hợp với tất cả các công trình từ 1 đến 5 tầng. Theo yêu cầu thiết kế và điều kiện thi công của từng công trình cụ thể mà có số lượng tim cọc khác nhau.
Trên thực tế thi công thì giàn máy Tải Sắt 70 tấn thường được lựa chọn sử dụng cho các công trình từ 2 đến 4 tầng.
Thứ nhất là do chi phí: với công trình chỉ có 1 tầng hoặc nhà cấp 4 thì tải trọng không cao. Lựa chọn máy Tải Sắt sẽ gây lãng phí. Nhà cấp 4 hoặc nhà 1 tầng thường sẽ chọn Phương Pháp Ép Neo.
Thứ hai là do tải trọng: với công trình trên 4 tầng thì tải trọng khá cao, khi thi công máy Tải Sắt sẽ phải tăng số tim cọc ép. Thay vì đó lựa chọn tốt nhất là tăng tải sắt lên 90 tấn đến 100 tấn. Hoặc sử dụng giàn Tải Bê Tông nếu mặt bằng thi công rộng.
Do đó, ép cọc móng nhà từ 2 đến 4 tầng sử dụng giàn Tải Sắt 70 tấn được rất nhiều kỹ sư, nhà thầu và chủ đầu tư lựa chọn.
Hotline tư vấn và thi công: 0393572226 (Đình Vũ)