Nên ép cọc 250×250 hay cọc tròn D300

Nên ép cọc 250×250 hay cọc tròn D300 khi xây dựng nhà từ 1 đến 5 tầng. Chọn phương pháp Ép Neo hay Ép Tải cho công trình của mình?

Hãy cùng tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây để có quyết định lựa chọn tốt nhất cho công trình của mình.

Trước tiên, cần nắm một số thông tin về đặc điểm kỹ thuật cũng như kết cấu của cọc BTCT vuông 250×250cọc tròn D300.

Cọc BTCT 250×250 (cọc vuông 250×250)

Cọc 250×250 là một loại cọc BTCT thông dụng nhất cho đa số các công trình nhà dân, nhà phố khu vực miền Nam.

Nên ép cọc 250x250 hay cọc tròn d300
Hình ảnh: Cọc BTCT vuông 250×250

Đặc điểm & kết cấu kỹ thuật:

Cọc BTCT 250×250 là loại cọc bê tông vuông, có thiết diện 250x250mm (25x25cm).

Cọc đúc sẵn tại xưởng có chiều dài cọc từ 3m đến 7m. (3m, 4m, 5m, 6m, 7m)

Cấu tạo gồm 4 cây sắt chủ phi 16  Việt – Nhật, sắt đai xoắn 5.5, bê tông cấp phối M250. Với đa số loại cọc đang được sản xuất và thi công ép thực tế trên thị trường.

Khả năng tải trọng:

Với loại cọc sử dụng bê tông cấp phối M250 thì khả năng chịu tải trọng của cọc đạt trong khoảng 75-80 tấn. Nếu lực ép của giàn máy vượt quá giới hạn chịu đựng của cọc sẽ bị nứt hoặc gãy cọc.

Ngoài ra, còn có cọc BTCT vuông 250×250 với mác bê tông M300. Khả năng chịu tải nằm trong khoảng 80-90 tấn. Loại cọc này có giá thành cao hơn so với loại cọc bê tông mác 250 thông dụng.

Tham khảo thêm tại đây.

Ứng dụng thi công:

Loại cọc 250×250 thường được lựa chọn sử dụng khi thi công các công trình có yêu cầu tải trọng ép nhỏ hơn 80 tấn.

Sử dụng được với cả hai phương pháp ép cọc Neo hoặc ép cọc Tải Sắt. Là 2 loại giàn máy ép cọc bê tông chuyên dụng cho nhà dân, nhà phố.

Cọc tròn D300 (cọc bê tông ly tâm D300)

Cọc tròn D300 với tên gọi kỹ thuật là cọc bê tông ly tâm dự ứng lực D300mm. Là loại cọc ly tâm loại nhỏ sử dụng cho các công trình nhà dân hoặc nhà xưởng, biệt thự.

Nên ép cọc 250x250 hay cọc tròn d300
Hình ảnh: Cọc tròn D300 (cọc bê tông ly tâm D300mm)

Đặc điểm & kết cấu kỹ thuật:

Cọc tròn D300 như tên gọi là loại cọc có hình trụ tròn, đường kính cọc 300mm (30cm). Cọc rỗng lòng có độ dày thành cọc 60mm.

Chiều dài cọc có các loại từ 6m đến 12m. (6m, 7m, 8m, 9m, 10m, 11m, 12m)

Cấu tạo gồm 6 đến 10 cây thép dự ứng lực phi 7.1 hoặc phi 9.0 với thép đai xoắn 3.0mm.

Được sản xuất bằng công nghệ quay ly tâm tại các nhà máy lớn. Mác bê tông M600 hoặc M800.

Khả năng tải trọng:

Cọc tròn D300 là loại cọc bê tông ly tâm được sản xuất tại nhà máy với công nghệ hiện đại. Do đó, tải trọng chịu đựng nằm trong khoảng 110 tấn đến 135 tấn.

Ứng dụng thi công:

Loại cọc tròn D300 thường được lựa chọn sử dụng khi thi công các công trình có yêu cầu tải trọng ép nhỏ hơn 135 tấn.

Đối với các công trình nhà dân thường sử dụng với giàn máy ép cọc Tải Sắt từ 70 tấn đến 100 tấn. Hoặc giàn máy ép cọc Tải Bê Tông.

Nên ép cọc 250×250 hay cọc tròn D300

Nên ép cọc 250×250 hay cọc tròn D300 là thắc mắc của một số người khi chuẩn bị xây nhà.

Nếu đã đọc một số thông tin về hai loại cọc này ở phía trên thì chúng ta cũng một phần nào có quyết định loại cọc cho công trình của mình.

cọc 250 vuông và cọc ly tâm d300
Hình ảnh: cọc 250 vuông và cọc ly tâm d300

Việc lựa chọn loại cọc phù hợp cho từ công trình cụ thể sẽ được các kỹ sư thiết kế tính toán. Các thông tin như loại cọc, tải trọng máy ép cọc, vị trí và số lượng tim cọc ép sẽ được liệt kê trong bản vẽ.

Tuy nhiên, một số trường hợp thi công không sử dụng bản vẽ cọc. Hoặc công trình không có yêu cầu loại cọc cụ thể. Hoặc có thể do điều kiện thi công thực tế của công trình.

Chúng ta có thể dựa vào các thông số của hai loại cọc như đã trình bày ở trên để đưa ra lựa chọn. Hoặc có thể tham khảo thêm dưới đây để có lựa chọn loại cọc phù hợp.

Nhà từ 1 đến 2 tầng thường dùng loại cọc bê tông nào?

Đối với các công trình nhà ở dân dụng từ 1 đến 2 tầng thì tải trọng thường không cao.

Đa số nhà thầu hoặc chủ đầu tư thường sẽ ép loại cọc BTCT 250x250mm.

Loại máy ép thường được lựa chọn là máy Ép Neo 40 tấn.

Nhà từ 2 đến 4 tầng thường dùng loại cọc bê tông nào?

Đối với những công trình từ 2 đến 4 tầng thì có thể cân nhắc lựa chọn sử dụng cọc 250×250 hoặc cọc D300 tùy từng công trình cụ thể.

Nhà 2 đến 3 tầng thường sử dụng cọc BTCT 250×250. Một số công trình có thể chọn cọc tròn D300 tùy điều kiện kinh tế hoặc yêu cầu kỹ thuật. Có thể cân nhắc chọn Ép Neo 40 tấn hoặc Tải Sắt 70 tấn đều được. Tùy theo yêu cầu bản vẽ hoặc điều kiện kinh tế.

Nhà 4 tầng thường sẽ sử dụng cọc tròn D300. Tuy nhiên một số công trình do điều kiện thi công thực tế khó khăn vẫn có thể dùng cọc vuông 250×250. Thường sử dụng giàn máy Tải Sắt 70-90 tấn.

Nhà từ 5 tầng thường dùng loại cọc bê tông nào?

Những công trình nhà dân dụng từ 5 tầng có tải trọng khá cao.

Đa số các nhà thầu và chủ đầu tư sẽ ưu tiên lựa chọn loại cọc bê tông ly tâm D300mm.

Loại giàn máy ưu tiên lựa chọn là giàn máy ép cọc Tải Sắt 80-100 tấn. Hoặc giàn máy Tải Bê Tông trên 100 tấn tùy theo yêu cầu thiết kế hoặc điều kiện thi công thực tế.

Chúng tôi nhận thi công ép cọc bê tông tại Bà Rịa – Vũng Tàu cho các công trình nhà dân, nhà phố từ 1 đến 5 tầng, nhà xưởng, biệt thự.

Cần tư vấn hoặc báo giá thi công hãy gọi theo số điện thoại: 0393572226 (Đình Vũ)

Rate this post
039.357.2226