CHỌN LOẠI MÓNG PHÙ HỢP CHO NHÀ TẦNG

Chọn loại móng phù hợp cho nhà tầng thực tế và hiệu quả. Tránh lãng phí, giảm chất lượng và tránh gây mất an toàn cho căn nhà.

Trong thực tế đã được rất nhiều người công nhận móng nhà là một trong những phần quan trọng nhất.

Sau đây là một số thông tin cũng như kinh nghiệm thực tế thi công mà chủ đầu tư và nhà thầu có thể tham khảo.

Để có thể chọn loại móng phù hợp cho ngôi nhà của mình.

Trước tiên thì chúng ta cùng điểm qua một số loại móng nhà dân thông dụng.

4 loại móng nhà dân thông dụng hiện nay

Hiện nay có 4 loại móng nhà thường thấy cho các công trình nhà dân dụng từ nhỏ tới lớn. Từ các công trình nhà cấp 4 đến các công trình nhà tầng.

Tùy thuộc vào từng công trình cụ thể mà chúng ta đưa ra lựa chọn sử dụng loại móng nào.

4 loại móng nhà thông dụng cho nhà dân, nhà phố:

cách chọn loại móng phù hợp cho nhà tầng
Hình ảnh: 4 loại móng nhà dân dụng phổ biến

Móng đơn:

Là loại móng có chi phí thấp nhất. Móng đơn có kết cấu riêng lẻ, thường sử dụng dưới chân cột nhà. Có tác dụng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau.

Móng băng:

Là loại móng có chi phí thuộc mức trung bình. Rất thông dụng cho những nhà tải trọng không quá cao, nền đất phải tương đối cứng.

Móng băng là một dải móng dài, liên kết các cột nhà với nhau. Có tác dụng đỡ một phần hoặc toàn bộ cột nhà.

Móng bè:

Là loại móng có chi phí cao hơn móng băng. Được sử dụng cho những công trình có nền đất yếu, nền đất có khả năng bị lún không đều.

Móng bè có kết cấu gần giống móng băng tuy nhiên có thêm lớp sàn bê tông trải rộng khắp bề mặt nền đất của căn nhà.

Có tác dụng phân bố tải trọng của căn nhà đều lên nền đất. Trường hợp đất nền quá yếu thì móng băng có tác dụng làm nún đều toàn bộ nhà, không bị nghiêng.

Móng cọc:

Thuộc loại móng sâu, có khả năng chịu tải trọng cao nhất trong các loại móng nhà. Cọc sẽ được thi công xuyên qua tầng đất yếu chạm tới tầng đất cứng phía dưới lòng đất.

Là loại móng có chi phí cao hơn hoặc bằng móng băng. Tùy thuộc vào độ sâu ép cọc.

Ưu điểm của móng cọc là thi công nhanh, khả năng chịu tải trọng cao, giá thành hiện tại rất hợp lý. Có thể chịu được tải trọng của nhà cao tầng trên nền đất yếu hoặc rất yếu.

Tham khảo bài viết: Móng cọc bê tông cốt thép?

Chọn loại móng phù hợp cho nhà tầng

Trong quá trình chọn loại móng nhà cần linh hoạt áp dụng theo điều kiện thực tế để công trình đảm bảo độ an toàn. Do đa số công trình nhà dân không có khảo sát địa chất mà chủ yếu theo kinh nghiệm.

Bản vẽ kết cấu và loại móng cần bám sát điều kiện thi công và nền đất thi công thực tế.

cách chọn loại móng phù hợp cho nhà tầng
Hình ảnh: Móng cọc nhà 3 tầng trên nền đất yếu

Một số kinh nghiệm và cách chọn loại móng phù hợp cho nhà tầng:

+ Xác định được tải trọng tương đối của công trình cần thi công

Cần xác định được tổng tải trọng của căn nhà có thể theo kinh nghiệm hoặc theo tính toán kết cấu tải trọng.

Thông thường theo cách tính nhanh thì chúng ta sẽ tính theo mét vuông sàn bê tông. Theo đó thì 1m2 sàn sẽ bằng 1 tấn. Bao gồm cả sàn bê tông, tường gạch, các kết cấu khác và tải trọng đồ dùng, tải trọng người.

Đây là cách tính nhanh, tuy nhiên khi thiết kế thì các kỹ sư sẽ phải tính toán chi tiết theo công thức.

+ Đánh giá khả năng chịu tải của nền đất thi công thực tế

Quan sát và phỏng đoán theo kinh nghiệm để xác định tầng đất mặt tại khu vực thi công có yếu không. Đánh giá sơ lược xem nền đất có đủ sức chịu tải trọng của toàn bộ căn nhà không.

+ Quan sát và tham khảo từ các công trình lân cận

Cần quan sát và hỏi về tình hình thực tế nhà của các công trình gần đó. Có thể là về vấn đề kết cấu loại móng hoặc hiện trạng xem có bị nứt nẻ, ảnh hưởng gì không.

Và từ những chia sẻ thực tế đó thì rút ra kinh nghiệm cho nhà của mình.

+ Khảo sát kỹ điều kiện thi công các loại móng trong thực tế

Khảo sát thật kỹ về điều kiện và biện pháp thi công của các loại móng cho căn nhà. Tránh gây ảnh hưởng đến nhà kế bên, đặc biệt là công trình lâu năm xuống cấp.

Đây là điều rất quan trọng để tránh những vấn đề về liên quan đến pháp lý, đền bù.

+ Tham khảo ý kiến của nhà thầu trong khu vực

Nếu nhà thầu thi công thường thi công trong khu vực này thì nên tham khảo thêm ý kiến.

Trong trường hợp nhà dân (không có khảo sát địa chất) thì việc tham khảo những người có kinh nghiệm thực tiễn tại khu vực là rất tốt.

+ Tham khảo ý kiến của các đơn vị thi công gia cố nền móng

Các đơn vị chuyên gia cố nền móng thi công nhiều ở khu vực cũng rất nhiều kinh nghiệm.

Họ biết khu vực nào đất yếu, khu vực nào đất tốt dựa vào việc thi công thực tế.

Và bạn cũng có thể liên hệ cho chúng tôi để tham khảo ý kiến theo số điện thoại hotline bên dưới.

+ Đánh giá một số tác động của môi trường

Ngoài những điều trên thì việc đánh giá tác động của môi trường cũng khá quan trọng.

Ví dụ như trường hợp xây dựng ở khu vực có lượng mưa lớn, thiên tai, hoặc khu vực dễ sạt lở.

Việc lựa chọn không đúng loại móng nhà, hoặc không phù hợp với hiện trạng thực tế công trình có thể có rất nhiều vấn đề xảy ra. Gây lãng phí về mặt kinh tế, giảm đi chất lượng và tác dụng của móng.

Nguy hiểm hơn là có thể gây mất an toàn cho căn nhà. Đồng thời thì việc khắc phục hậu quả hay việc sửa chữa có thể khó khăn và rất phức tạp.

Tham khảo thêm bài viết: Nên dùng cọc 250 vuông hay D300

Hotline tư vấn & thi công gia cố nền móng nhà trên nền đất yếu: 0393572226 (Đình Vũ)

5/5 - (1 bình chọn)
039.357.2226